Bất động sản vùng ven tạo nên cơn sốt trên thị trường

Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất tại các thành phố lớn đang dần cạn kiệt, mức giá tăng cao. Trong khi đó, thị trường vùng ven vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Thay vì tranh giành những mảnh đất với giá đắt đỏ, một số nhà đầu tư đã chuyển hướng sang bất động sản vùng ven.

Giá đất vùng ven “dự báo sẽ tăng nhiệt”

Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của hạ tầng, xu hướng ly tâm dịch chuyển về các thị trường mới đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay. Thêm vào đó, làn sóng chuyển khỏi Trung Quốc để linh động về chuỗi cung ứng cũng như tránh ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Mỹ – Trung cũng đã khiến bất động sản công nghiệp tại Việt Nam lên ngôi. Trong khi đó, quỹ đất trung tâm lại không thể đáp ứng được nhu cầu đặt các nhà máy sản xuất với quy mô lớn. Từ đó, bất động sản vùng ven Hà Nội, TP.HCM hiển nhiên trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư.

 

Bất động sản vùng ven dậy sóng
Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của hạ tầng, xu hướng ly tâm dịch chuyển về các thị trường mới đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay.

 

Các khu công nghiệp lần lượt đổ bộ về vùng ven đã kéo theo hàng loạt các dự án đô thị hình thành. Nếu như trước đây, các khu công nghiệp thường không có sự đồng bộ giữa sản xuất – sinh hoạt – vui chơi thì nay nhu cầu đã thay đổi. Những dự án có sự đồng bộ tiện ích và các dịch vụ đi kèm trở thành lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực.

Nguyên nhân đằng sau cơn sốt bất động sản vùng ven

Có thể nói, trong cả năm 2020 và 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, lượng sản phẩm được đưa ra thị trường chỉ nhỏ giọt. Phần lớn doanh nghiệp dành nguồn lực để thực hiện tích lũy quỹ đất thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), mở rộng thị trường. Bước sang năm 2021, nguồn cung đã cải thiện hơn, nhưng chủ yếu đến từ các địa phương lân cận TP.HCM, chứ không ở trên bình diện rộng.

Quỹ đất thành phố ngày càng cạn kiệt

Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục chọn hướng phát triển ra vùng ven được cho là do TP.HCM đang cạn dần quỹ đất, giá thành cao. Các chủ đầu tư phải tìm những vùng đất mới có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dịch vụ phát triển giúp thu nhập của người dân địa phương tăng lên. Nhu cầu nhà ở theo đó cũng gia tăng.

Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục chọn hướng phát triển ra vùng ven được cho là do TP.HCM đang cạn dần quỹ đất, giá thành cao.
Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục chọn hướng phát triển ra vùng ven được cho là do TP.HCM đang cạn dần quỹ đất, giá thành cao.

Vấn đề pháp lý

Tiếp đó, trong vài năm gần đây, TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý khiến cho việc cấp phép đầu tư dự án mới chậm. Dẫn đến thời gian làm dự án bị kéo dài. Trong khi đó, vấn đề thủ tục tại các tỉnh khác lại nhanh và thuận lợi. Đây là yếu tố giúp giảm đáng kể chi phí vốn cho doanh nghiệp.

Xu hướng đô thị hóa dịch chuyển

Cuối cùng, xu hướng đô thị hóa dịch chuyển là tất yếu. Với sự phát triển của hệ thống hạ tầng liên vùng, khả năng kết nối trung tâm với khu vực vùng ven và các tỉnh lân cận được cải thiện rõ nét, tạo cú hích thúc đẩy phát triển đầu tư công nghiệp, đầu tư du lịch và đô thị hóa mạnh mẽ hơn đối với các tỉnh phía Nam. Đây cũng là yếu tố giúp bất động sản khu vực vệ tinh tăng sức hấp dẫn trong thời gian tới.

Bất động sản vùng ven – lựa chọn của các nhà đầu tư thông thái

Theo dự báo thị trường năm 2021, phân khúc đất nền tiếp tục được lựa chọn, bởi tính ổn định của đất nền trước diễn biến thị trường tạo niềm tin cho nhà đầu tư về tiềm năng sinh lời của sản phẩm. Phân khúc này cũng được dự báo tiếp tục tăng nhiệt trong thời gian tới bởi kênh đầu tư này có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, hiệu quả hơn các sản phẩm bất động sản khác. 

Cũng theo các chuyên gia, khi quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày một trở nên khan hiếm, thị trường đất nền khu vực liền kề TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương… sẽ tiếp tục chiếm ưu thế chủ lực về nguồn cung.

Thị trường đất nền khu vực liền kề TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương… sẽ tiếp tục chiếm ưu thế chủ lực về nguồn cung.
Thị trường đất nền khu vực liền kề TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương… sẽ tiếp tục chiếm ưu thế chủ lực về nguồn cung.

 

Cùng với dự án sân bay quốc tế Long Thành, những công trình giao thông lớn như: tuyến đường tỉnh kết nối trực tiếp sân bay, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 4… cũng đang được đẩy mạnh đầu tư. Sự kết hợp giữa sân bay Long Thành và những trục đường này sẽ có những tác động tích cực đến bất động sản khu vực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911 988 898